Thứ Ba, 24 tháng 12, 2013

Hàng triệu người xuống đường đón Noen

http://vietnamnet.vn/vn/xa-hoi/155146/hang-trieu-nguoi-xuong-duong-don-noen.html




"Đêm buốt giá của năm đầy giá buốt
Buốt giá những tâm hồn, buốt giá những con tim
Triệu người xuống đường trong đêm vô nghĩa
Còi cọc tâm hồn, còi cọc yêu thương

Sao không  xuống  vì tự do, no ấm
Vì tổ quốc này, vì con cháu mai sau ???"
***************************************************

"....Cha ông xưa từng đấm nát tay trước cửa cuộc đời
Cửa vẫn đóng và Đời im ỉm khoá
"Những pho tượng chùa Tây Phương" không biết cách trả lời

Cả dân tộc đói nghèo trong rơm rạ..."


" Tổ quốc bao giờ đẹp thế này chăng" nhà thơ Chế Lan Viên


Nhà báo Trần Đăng Tuấn trước túp lều 6 đứa bé nghèo. 


Thứ Bảy, 7 tháng 12, 2013

Sao chưa thấy HOA NHÀI, kỳ lạ lắm !!!!

Lực lượng trật tự đô thị phường bị tố đánh người bán hàng rong bất tỉnh





Lược trích :


"Làn sóng biểu tình tại Tunisia xuất phát sau cuộc tự thiêu của Mohamed Bouazizi, một chàng thanh niên 26 tuổi, thất nghiệp tuy có mảnh bằng tốt nghiệp đại học, sinh sống tại thành phố Sidi Bouzid, cách thủ đô Tunis 250 km về phía nam. Mohamed Bouazizi kiếm sống bằng cách buôn bán rau, hoa quả, nhưng nhiều anh bị cảnh sát hành hung và tịch thu hàng bán vì không có thẻ môn bài. Ngày 18.12.2010 anh đã ra trước toà thị chính thành phố Sidi Bouzid tưới xăng vào mình và tự thiêu. Anh hét to khi ngọn lửa bốc cháy trên mình: “Kết thúc nghèo đói, kết thúc thất nghiệp!“

Tham khảo: 

Cảm thán :

Cũng là thân phận những người bán hàng rong, mà sao khác nhau đến thế. Một người đã đi vào bất tử, người còn lại tương lai chưa biết ra sao ??????????

Chủ Nhật, 13 tháng 10, 2013


http://baicadicungnamthang.net/bai-hat/hon-tu-si-1493.html

HỒN TỬ SĨ

Sáng tác: Lưu Hữu Phước
Trình bày: Trần Khánh – Hợp xướng Đài TNVN.
**************************************



Đêm khuya âm u
Ai khóc than trong sương mù?
Gió rít qua lũy tre như nghiến răng vương mối thù
Hồn ai kia đau xót chơi vơi?
Hồn quân Nam căm uất chưa nguôi.

Uất khí ngất đất,
Bao lớp mây che kín trời
Sóng thét qua bãi lau như nhắc người xưa anh dũng
Đã hy sinh giữ gìn nước non
Lòng Bà Trưng vững bền sắt son
Ngàn gió đưa sóng trào, nước pha máu hồng rừng gươm đao
Cờ Bà Trưng lướt gió
Nước sông Hát cuốn mau.
Rền rĩ như có người, thoáng nghe như réo gọi từ xa xôi
Có tiếng loa rộn rã núi đồi.

Nào ai yêu nước nhà, yêu giống nòi thề một lòng
Vùng lên trong mưa gió trong gươm súng
Đoàn quân anh dũng tiến lên gìn giữ lấy non sông
Tường đồng là nhân dân
Là ngàn người chung sức như một đứng lên,
Ta cùng tiến!
Quyết giết hết quân thù,
Đón ánh sáng chiếu rạng nước nhà thắm tươi
Đến muôn đời,

Nhân dân đau thương
Ghi nhớ ơn của bao người
Chiến đấu dâng tấm thân cho nước nhà, cho giống nòi
Nhìn gương xưa liệt sỹ nêu cao
Lòng sôi lên cương quyết noi theo
Nước mắt rớt xuống,
Bao xót thương bên nấm mồ
Khói bốc nghi ngút bay quyện lá cờ
Chưa khô máu những con yêu thác vì nước non
Ngàn muôn năm Tổ Quốc ghi ơn!

Hãy nghe đi , người dân tộc chỉ biết nói thật !!!


Ai thực sự vì dân, tất có cả “thiên hạ”

Trích : http://kimdunghn.wordpress.com/2013/10/13/ai-thuc-su-vi-dan-tat-co-ca-thien-ha/

"Nhưng bất ngờ nhất, trong dòng người xếp hàng chờ viếng vị Đại tướng, tôi gặp ông, một trong những nhân viên bảo vệ hàng ngày của cơ quan báo.
Ông nguyên là người lính, và nay đã có tuổi, ông trở về với đời thường, nhận nhiệm vụ bảo vệ cơ quan. Trên đầu ông, quấn một băng tang đen với dòng chữ trắng đậm: Vô cùng thương tiếc Đại tướng Võ Nguyên Giáp vĩ đại. Ông đi một mình, và cũng như tôi, như bao người dân thường khác, nhẫn nại đứng đợi để được vào kính cẩn vĩnh biệt vị Tướng của ông.
Trong câu chuyện giữa tôi- một nhà báo, và ông- người bảo vệ của tờ báo VietNamNet, mới hay, ông rất mê đọc, và đọc rất nhiều sách, báo, cả sách in, và báo mạng. Cả những cuốn sách một thời đình đám viết về công cuộc đổi mới như Cù lao Tràm, lẫn cuốn sách trên mạng từng khiến dư luận xã hội xôn xao đa chiều.
Tôi hỏi ông email để có thể gửi cho ông những trang sách hay, những bài báo nên đọc, ông ngượng nghịu: Tôi chỉ có email của con trai. Tôi thường nhờ nó…
Cái cười ngượng nghịu của một người lính già, nay làm nhân viên bảo vệ cơ quan báo, trong buổi chiều chờ viếng, tiễn biệt người Tướng già của ông, có gì đó, thật trân trọng, khiến tôi xúc động.
Nhưng đặc biệt, tôi chú ý đến điều ông chậm rãi: Ở trong cái thời buổi còn nhiều nhiễu nhương này, thì không biết cái việc nhân dân cả nước khóc, thương tiếc Đại tướng, liệu có thức tỉnh những gì khác, những người khác không, chị nhỉ?
Điều thức tỉnh những gì khác ấy, ông không nói, và tôi cũng không hỏi, nhưng tôi tin, ông vẫn biết rằng tôi hiểu.
Khi ra khỏi cổng của nhà tang lễ, thành phố đã lên đèn. Một Hà Nội văn hóa, khác hẳn, khiến tôi kinh ngạc. Dòng người xếp hàng vào viếng Đại tướng vẫn dài không dứt, từ đường Trần Hưng Đạo…, tất cả vẫn kiên nhẫn, nhẫn nại chờ đợi.
Quả thật, chưa có một tang lễ nào mà người dân đến viếng “xuyên đêm”. Nhưng chính cuộc đời ông, vị Tướng huyền thoại, đã đem đến cho người dân Việt, sự sáng láng của lòng yêu dân, vì dân đến thế nào."


Suy ngẫm:  Không vì dân thì vì cái gì đây ta ? Chẳng lẽ lại là vì cái này ?


Thứ Bảy, 12 tháng 10, 2013

KHÓC CHO CHÍNH MÌNH ???

Nguồn : https://www.facebook.com/than.n.quang/posts/10151951420171812

DẠ NGÂN KHÔNG CÓ ACCOUNT FACEBOOK, NHỜ CHỒNG POST CÁI STATUS NÀY TRONG MỘT NGÀY QUỐC TANG:

KHÓC CHO CHÍNH MÌNH

Dạ Ngân

Quá nhiều nước mắt trong những ngày này. Không phải mọi người đều khóc Ông. Không bao giờ có chuyện tất cả mọi người đều đồng lòng, huống chi đây là cái chết của một vị tướng thuộc phe thắng cuộc.

Nhưng sự thực thì nước mắt đã tuôn rơi nhiều hơn mức người ta có thể hình dung. Những người trong cuộc, những người từng cùng một chiến hào với Ông biết rõ, nỗi niềm này không giống hoàn toàn với hồi người ta khóc Hồ Chí Minh. Hồi ấy là cuộc chiến, cuộc chiến đang hồi mất mát lớn sau tổng tấn công Mậu Thân. Hồi ấy những người kháng chiến khóc một lãnh tụ, một thuyền trưởng, một con tàu và một cảm giác mồ côi chung.

Bây giờ, mọi thứ đã xa và đã cũ. Nhưng sao người ta khóc Ông không khác gì “đời tuôn nước mắt trời tuôn mưa”? Nhiều tự phát, nếu không nói là hoàn toàn tự nguyện, tự phát. Người ta đã khiến những người cách trở cảm thấy bồn chồn, những người ưu thời mẫn thế cảm thấy chấn động và những người bàng quan cũng phải tò mò, suy nghĩ.

Khóc vì cùng quá khứ đau thương.

Khóc cho những lãng quên đã từng hiện hữu.

Khóc cho những bạc đãi không nói to lên được.

Khóc cho những trầm luân của đời người.

Khóc cho bất công và oan ức mà Ông từng là biểu tượng và cũng là một chiếc phao, cho họ.

Khóc cho những trần ai mà con người đã và sẽ còn nếm trải.

Và chắc là trên hết, người ta khóc cho chính mình, cho sự bế tắc của chính mình, cho chung quanh và cho mỗi ngày sống tới.

Ông đã thoát ra, bằng cú về quê ngoạn mục, không nghĩa trang chung gì cả. Và Ông sẽ được người ta tìm về để hành hương, đển khấn khứa, để tìm quên, để xin một niềm an ủi. Phần Ông, một danh tướng còn lại, không gì xứng đáng hơn hai từ Danh Tướng ấy.

Nhưng rồi người ta sẽ lại về với nỗi niềm của mình, với mưu sinh của tha nhân, với những cuộc vật lộn triền miên với nền giáo dục với ngành y tế, với giao thông, với hỗn loạn, với sự tan rữa, mỗi ngày.

Dù muộn, vẫn xin có mấy dòng khóc Ông và cho chính mình, một người con của liệt sĩ nhà tù, giống như Ông. Khóc cho mất mát đã từng và đổ vỡ cũng đã từng. Và khóc cho bế tắc của một quốc gia thật ít hòa giải và thanh bình dù đã có hòa bình khá lâu.

Dạ Ngân

Thứ Sáu, 11 tháng 10, 2013

" Không thể nói trời không xanh hơn
           Và những con giun khác ngày thường
                     Khi đoàn quân giun kéo về MÙA XUÂN ấy
                            Nhịp trống rung vang, ba mươi sáu phố phường..."

R.I.F

Từ thành thị : 


Đến đồng quê : 


Chợt nhớ : 

" Ôi những cáng đồng quê chảy máu
Dây thép gai dăng nát trời chiều"...